1. Triệu chứng :
– Ăn lâu tiêu so với tốc độ tiêu hoá mỗi cử.
– Vẹt non rút, xù lông, bỏ ăn. – Phân sống, ỉa chảy.
– Bầu diều sình, bầu diều có dịch nước nhờn.
– Trường hợp nặng : Ói bột sau vài tiếng ( Chua, hôi ), chim rối loạn tiêu hoá nặng : chim sụt cân, mất nước.
* Nếu Vẹt bị bệnh sẽ phát triển chậm, tỉ lệ chim chết khá cao nếu ko cứu chữa kịp thời.
2. Nguyên Nhân :
– Pha bột không đúng cách, bột quá đặt, bột sống.
– Đút dồn cử, đút đúp khi thức ăn trong diều chưa tiêu hết.
– Chim bị sốc thời tiết do di chuyển xa.
– Chim đang bị bênh khác như cúm, viêm phổi cũng bị rối loạn tiêu hoá.
3. Phòng ngừa và điều trị bệnh :
– Nên kiểm tra diều vẹt trước khi cho ăn : ko còn thừa thức ăn
– ko phì hơi.
– Đút theo lịch trình : cử đút
– liều lượng phù hợp từng loài, từng giai đoạn.
– Kiểm tra phân vẹt non hàng ngày để xem mức độ tiêu hoá của vẹt.
– Chim sau khi di chuyển, mua ở tiệm về nên nhưng đút bột sau 4 tiếng, đút ít, bột lõng hơn ở cử đầu tiên. – Nêu chim bị phì – chướng diều dùng men tiêu hoá lõng ( Enterogermina ) mua ở tiệm thuốc tây bơm liều lượng phù hợp theo thể trạng vẹt, chờ tiêu hoá hết thức ăn, phần hơi ứ rồi cho ăn. Ở cử kế tiếp sau khi bơm nên bơm ít – lõng và dùng kèm men tiêu hoá trong 1-2 ngày để xem tốc độ tiêu hoá.
– Nên pha men tiêu hoá ( probio – antibio ), nước cốt táo vào bột cho vẹt non vào các cử Sáng – Tối giúp hỗ trợ tiêu hoá – hấp thụ dinh dưỡng.
Theo: Uri Tò